

Kiến Thức Quan Trọng Về ổ cứng NVME
Kiến Thức Quan Trọng Về ổ cứng NVME

Thaovycomputer chia sẻ những kiến thức cơ bản về NVME để giúp cộng đồng Mem ML nâng cao hiểu biết. Mình đã tóm tắt và loại bỏ những phần không cần thiết, hy vọng bài viết này sẽ mang lại giá trị cho anh em.
1. Cấu Trúc Cơ Bản Của Một Thẻ SSD NVME

-
Controller Chip (Chip Điều Khiển): Đây là linh kiện quan trọng nhất trong một SSD NVMe. Nó chịu trách nhiệm điều khiển toàn bộ hoạt động của SSD, từ việc giao tiếp với máy tính cho đến việc quản lý, sửa lỗi dữ liệu. Controller có thể ví như một đơn vị Hải quan, kiểm soát dữ liệu ra vào.
-
DRAM Cache: DRAM đóng vai trò là bộ nhớ tạm thời giúp lưu trữ địa chỉ dữ liệu và tăng tốc độ truy xuất. SSD có DRAM sẽ có tốc độ đọc/ghi nhanh hơn các loại không có DRAM. Một số SSD hiện đại sử dụng HMB (Host Memory Buffer), mượn RAM của hệ thống thay vì có DRAM riêng.
-
NAND Flash Chip: Đây là nơi lưu trữ dữ liệu trong SSD, sau khi dữ liệu đã được xử lý bởi Controller và DRAM.
-
Các Linh Kiện Khác: Các linh kiện như IC, tụ điện… cung cấp nguồn và đảm bảo hoạt động ổn định của SSD.
2. Công Nghệ NAND Flash
Hiện nay có 4 loại chip NAND Flash phổ biến, được phân loại theo độ bền và giá thành:
-
SLC (Single-Level Cell): Lưu 1 bit dữ liệu/cell, độ bền cao nhất nhưng giá đắt, thường dùng cho SSD cao cấp.
-
MLC (Multi-Level Cell): Lưu 2 bit dữ liệu/cell, tốc độ nhanh, độ bền tốt và giá hợp lý.
-
TLC (Triple-Level Cell): Lưu 3 bit dữ liệu/cell, giá rẻ hơn nhưng độ bền giảm. Đây là loại phổ biến nhất cho SSD phổ thông.
-
QLC (Quad-Level Cell): Lưu 4 bit dữ liệu/cell, dung lượng cao nhưng tốc độ và độ bền thấp hơn.
3. Kiến Thức Quan Trọng Về ổ cứng NVME – Chuẩn NVME Key
Khi chọn SSD M.2, bạn cần chú ý đến kiểu chân kết nối (Key), bao gồm:
-
B-Key: Hỗ trợ PCIe x2 và SATA (không phải NVME).
-
M-Key: Hỗ trợ PCIe x4, tối ưu cho NVMe và cho tốc độ cao nhất.
-
B+M Key: Tương thích cả hai khe cắm (hỗ trợ PCIe x2 hoặc SATA).
Lưu ý: NVMe SSD thường sử dụng M-Key để đạt hiệu suất tối đa, loại này cũng phổ biến nhất.
4. Kích Thước SSD NVMe (Size: 2230, 2242, 2260, 2280, 22110)
Các con số này thể hiện kích thước vật lý của SSD theo chuẩn M.2 (đơn vị: mm). Các loại phổ biến:
-
kích thước 2230: 22mm x 30mm (dùng cho máy tính bảng, laptop nhỏ).
-
kích thước 2242: 22mm x 42mm (dùng cho laptop cao cấp).
-
kích thước 2260: 22mm x 60mm (thường ít gặp).
-
kích thước 2280: 22mm x 80mm (loại phổ biến nhất cho laptop, PC).
-
kích thước 22110: 22mm x 110mm (dùng cho máy chủ, workstation).
5. Kiến Thức Quan Trọng Về ổ cứng NVME – chuẩn PCI Express Gen (PCIe)
SSD NVMe tốc độ SSD sử dụng giao tiếp PCIe để kết nối trực tiếp với CPU. Tốc độ truyền tải phụ thuộc vào số lane của PCIe:
-
PCIe Gen 1: Tốc độ 1 GB/s (x4).
-
PCIe Gen 2: Tốc độ 2 GB/s (x4).
-
PCIe Gen 3: Tốc độ 4 GB/s (x4).
-
PCIe Gen 4: Tốc độ 8 GB/s (x4).
-
PCIe Gen 5: Tốc độ 16 GB/s (x4).
Các SSD NVMe thường có tính tương thích ngược. Tuy nhiên, bạn cần chú ý chọn SSD phù hợp với chuẩn PCIe của mainboard để tối ưu hiệu suất.
Kết Luận
Hiểu rõ về NVMe, từ cấu trúc, công nghệ NAND Flash đến chuẩn kết nối và PCIe, sẽ giúp bạn lựa chọn SSD cho máy chủ, SSD cho laptop phù hợp , tối ưu cho nhu cầu của mình. Hãy luôn kiểm tra kỹ thông số kỹ thuật của từng thành phần để có trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng SSD NVMe.